Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tác gia Hồ Chí Minh



Tác gia Hồ Chí Minh

I/Vài nét về tiểu sử (1890 – 1969)
- Quê quán làng Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Thuở nhỏ Người học trường quốc học Huế
- 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước
- 1919 Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị hòa bình ở Véc-xây
- 1920 dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp.
- Từ 1923 – 1941 Người trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào CM trong nước
- 13/08/1942 trên đường sang TQ Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam.
- 1943 Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo CM =>> 1945 cuộc khởi nghĩa đã diễn ra thành công.
- 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
- 1946 Người được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh La nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn.
II/Quan điểm sáng tác
1, Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng
- Lúc sinh thời người không có ý định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ, nhưng trên con đường hoạt động CM Người nhận ra rằng: Văn chương phục vụ rất đắt lực cho cuộc đấu tranh. Người khẳng định rằng: “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh, chị, em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó.”
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
2/Văn chương phải mang tính chân thật và dân tộc
- Người yêu cầu người nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hiện thực phong phú của đời sống.
- Phải có ý thưc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh những lối viết cầu kì, xa lạ.
- Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
3/ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mục đích, đối tượng, hình thức
- Người đặt vấn đề:
+ Viết cho ai? (Đối tượng)
+ Viết để làm gì? (Mục đích)
+ Viết như thế nào? (Hình thức)
- Người luôn nhấn mạnh ý thức và vai trò của người cầm bút.
III/ Sự nghiệp văn học
1, Văn chính luận
- Sáng tác với mục đích đấu tranh chính trị, thể hiện nhiệm vụ CM qua các trặng đường lịch sử, mang tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ.
- Những áng văn chính luận viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ, sắc sảo, lời văn ngắn gọi, súc tích.
- Tiêu biểu: “Bản án chế độ thức dân Pháp” lên án chính sách tàn bạo của TD Pháp, kêu gọi người nô lệ đoàn kết đâu tranh.
- “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, tiêu biểu.
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
2/Truyện và kí
- Được viết bằng lối văn sắc sảo, cô đọng, ý tưởng thâm thúy, kín đáo, trí tuệ, sâu sắc viết theo lối văn vừa truyền thống vừa hiện đại.
- Truyện kí của Người có tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Tiêu biểu:
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc
+ Vi hành
+ Những chò lố của Varen hay Phan Bội Châu
3/ Thơ ca
- Đây là lĩnh vực quan trọng trong sáng tác văn chương của Người
- Tác phẩn “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí) được sáng tác (1942 -1943) gồm 134 bài thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
- Nội dung: Phơi bày bộ mặt xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch và là bức chân dung tự họa về con người có tâm hồn, dũng khí có trí tuệ lớn.
- Là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại
- Kết hợp giữa trong sáng giản dị, thâm trầm sâu sắc
- Thơ HCM và thơ chữ Hán của HCM phản ánh tâm hồn và nhân cách của người chiến sĩ.
=> Sự nghiệp văn học khá phong phú và đa dạng, nhiều thể loại mang tầm vóc tư tưởng lớn.
IV/ Phong cách nghệ thuật
1/Văn chính luận
- Bộc lộ 1 tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hóa, gắn liền với lí luận thực tiễn
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ tiêu biểu, văn phong sắc sảo =>> Giàu tính chiến đấu.
- Giọng văn đa dạng khi hì hùng hồn, đanh thép, khi thì ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí.
2/Truyện và kí
- Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc trong thể loại truyện và kí, cách tạo ra mâu thuẫn là bật cười, châm biếm, sắc sảo, thâm thúy và tinh tế.
- Cách tạo ra tình huống độc đáo, trí tuệ còn thể hiện ở ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước.
3/ Thơ ca
- Bút pháp uyển chuyển, linh hoạt
- Phong cách thơ chia làm 2 loại:
+ Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền
- Được viết như một bài diễn ca, dễ nhớ, dễ thuộc
- Giàu màu sắc dân gian
+Thơ nghệ thuật:
- Thơ người nó ít hiều nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng.
=>> Ý ở ngoài lời
- Phong cách thơ Bác là sự kết hợp hài hoài giữa bút pháp cổ điển và hiện đại được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, tú thơ độc đáo.
- Bút pháp chấm phá, như ghi lấy linh hồn của tạo vật
=>> Phong cách nghệ thuật của HCM rất đa dạng, phong phú về nội dung, thể loại nhưng thống nhất cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ thuật nghệ thuật
Nguồn: ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét